Bảo trì, sửa chữa tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt (Cooling Tower) là thiết bị tản nhiệt bằng cách sử dụng nước như một chất làm mát để thải nhiệt độ trong hệ thống ra khí quyển. Vì thế, tháp có vai trò quan trọng trong việc làm mát nước công nghiệp và được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như điện lạnh, sản xuất nhựa, gia công nhôm,… Việc thường xuyên bảo dưỡng tháp giải nhiệt sẽ giúp thiết bị hoạt động an toàn, hiệu quả, duy trì tuổi thọ và tiết kiệm ngân sách sửa chữa khi hư hỏng.

Vì sao Nhà máy nên bảo dưỡng tháp giải nhiệt?

 

Hiệu suất làm mát của tháp giải nhiệt tác động trực tiếp đến sự vận hành của các thiết bị, máy móc trong công nghiệp. Do đó, việc vệ sinh và bảo dưỡng tháp giải nhiệt nước thường xuyên sẽ giúp cải thiện chức năng làm việc, ổn định tuổi thọ cũng như tiết kiệm năng lượng khi máy hoạt động. Ngoài ra, tháp tản nhiệt đã được sử dụng trong thời gian dài thì rất khó tránh khỏi sự cố hư hỏng, trục trặc. Bởi vì:

–    Trong nước có chứa oxy hoà tan có thể gây gỉ sét, tắc đường ống làm cho hiệu quả giải nhiệt bị giảm, thậm chí khiến thiết bị hỏng hóc.

–    Sự lắng đọng của rong rêu, cặn bẩn khiến cho máy tiêu hao nhiều năng lượng để hoạt động. Vì vậy sẽ làm phát sinh chi phí khi vận hành máy.

–    Dòng nước mát lưu thông trong hệ thống sẽ sinh ra lượng lớn cặn bẩn và vi sinh vật. Điều này làm giảm hiệu quả làm mát và ảnh hưởng đến hoạt động chung của doanh nghiệp.

Không những thế, những vấn đề trên kéo dài có thể gây trì hoãn hoạt động của nhà máy, nhà xưởng. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả công việc chung cũng như doanh thu của doanh nghiệp. Vậy nên, việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng tháp giải nhiệt thường xuyên là vô cùng cần thiết. Bởi vì điều này sẽ giúp người dùng sớm phát hiện trục trặc và kịp thời xử lý sự cố, tránh phát sinh những vấn đề nghiêm trọng khác. Đồng thời không tiêu hao quá nhiều chi phí sửa chữa nếu thiết bị hư hỏng nặng nề.

THI CÔNG BẢO DƯỠNG THÁP GIẢI NHIỆT – SOZO TRIỂN KHAI
           

 

 

Thời điểm nào cần vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt?

Tuỳ vào điều kiện và môi trường làm việc mà các doanh nghiệp sẽ có thời gian bảo dưỡng tháp giải nhiệt khác nhau. Thông thường có thể là 1 tháng hoặc ngắn hơn. Tuy nhiên, nếu tháp xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bạn cần nhanh chóng thực hiện việc bảo dưỡng tháp giải nhiệt. Cụ thể:

–    Tháp bị rung, phát ra tiếng ồn lớn từ cánh quạt khi bộ phận này lắp đặt không chính xác, bị chao đảo và va chạm với vỏ bồn. Hoặc có thể là do các linh kiện ma sát nhau vì mỡ bôi trơn trong hộp giảm tốc đã hết.

–    Tháp nóng lên nhanh chóng do gió tuần hoàn không đủ trong khi lượng nước quá nhiều.

–    Nước trong tháp bị bắn ra quá nhiều so với tiêu chuẩn thông thường.

–    Nhiều cặn bẩn, rong rêu,… bám trên tấm giải nhiệt, trong ống phun nước và ở đáy tháp.

–    Lưu lượng nước tuần hoàn giảm nhanh chóng gây ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành của tháp.

 

Bảo dưỡng tháp giải nhiệt qua 3 bước

Bước 1: Vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt sau khi tắt máy

  1. Hệ thống dẫn và phân phối nước: 
    • Bạn hãy kiểm tra đường ống dẫn nước, vòi phun, ống phân phối nước xem có bị lỏng lẻo không, nếu có hãy xử lý ngay. Đồng thời, vệ sinh và loại bỏ triệt để cặn bẩn, rong rêu bên trong đường ống và vòi phun để giúp ống không bị nghẹt, nước phân bổ đều.
    • Xả kỹ khay chứa nước và lưới lọc đầu ra để dọn sạch cặn bẩn gây tắt nghẽn đường ống. Sau đó kiểm tra xem có bộ phận nào bị rò rỉ hay không, nếu có hãy tra keo kịp thời.
  2. Hệ thống làm mát:
    • Vệ sinh, làm sạch tất cả các vật liệu trao đổi nhiệt (tấm tản nhiệt) của tháp. Chú ý loại bỏ cặn và bụi trên bề mặt của tấm tản nhiệt nhằm đảm bảo độ sạch của chúng. Đặc biệt là sau khi sửa chữa hay vệ sinh bạn cần lắp ráp cẩn thận, không để lại kẽ hở.
    • Làm sạch ấm chắn nước và tấm đợ nước giảm tiếng ồn. Màn chắn nước cần được xếp chồng khít lên nhau để giữ nước, tránh nước trôi. Sau đó, đổ đầy nước vào tháp và kiểm tra rò rỉ và thay thế ngay nếu nó bị rò rỉ (đặc biệt là phần tiếp giáp của thân tháp).
  3. Hệ thống động cơ:
    • Trong quá trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt, bạn hãy kiểm tra kỹ motor có nguyên vẹn không, có quay bình thường không và có kín không. Sau đó bôi trơn ổ trục và sơn lại vỏ cho motor. Nếu bị tắt máy quá lâu, bạn nên khởi động động cơ ít nhất 3 giờ/tháng. Ngoài ra, giữ cho cuộn dây luôn khô ráo và tra dầu vào bề mặt ổ trục.
    • Đối với hộp giảm tốc, bạn hãy xem chúng có quay bình thường hay phát ra tiếng ồn lạ không. Nếu có, hãy thay thế vòng giảm tốc.
    • Vệ sinh bụi bẩn trên cánh quạt và kiểm tra quạt có bị lệch không. Sau đó điều chỉnh để quạt được cân bằng.
  4. Bên ngoài tháp
    • Vệ sinh kỹ càng thân tháp và vỏ tháp để giữ độ bóng, đẹp cho tháp. Ngoài ra, nếu phát hiện vết nứt hãy nhanh chóng xử lý.
    • Trong khi bảo dưỡng tháp giải nhiệt,nếu thấy bu-lông (boulon) bị gỉ hãy thay thế chúng sau đó siết chặt bu-lông ở tất cả các khớp nối.
    • Bôi lại keo nếu các khớp nối dọc của thành thân tháp không khít.
  5. Các linh kiện tháp tản nhiệt:
    • Kiểm tra thiết bị bổ sung nước tự động xem quả bóng nổi có còn hoạt động bình thường không. Khi phát hiện bất thường cần sửa chữa kịp thời.
    • Kiểm tra các đường ống đầu vào và đầu ra xem có bị hư hỏng, rò rỉ nước hay không để bảo dưỡng tháp tản nhiệt nước.

Bước 2: Kiểm tra và điều chỉnh tháp tản nhiệt khi khởi động

 

  • Bạn hãy tháo nắp chắn gió, sau đó điều chỉnh độ chặt của dây đai và đây trên cùng
  • Kiểm tra motor và bộ giảm tốc của tháp giải nhiệt xem chúng có hoạt động bình thường không.
  •  Vệ sinh bụi bẩn ở khay chứa nước và lưới lọc của tháp làm mát. Sau đó xả nước để kiểm tra độ kín của khay và chân tháp. Tiếp theo điều chỉnh vị trí của bóng nổi sao cho mực nước trong khay đáp ứng yêu cầu sử dụng.

 

  • Điều chỉnh góc cánh quạt và đo dòng điện của động cơ để tháp vận hành tốt nhất. Cuối cùng điều chỉnh van đầu vào và đầu ra của tháp để có lượng nước làm mát phù hợp.

Bước 3: Kiểm tra tháp làm mát trong quá trình vận hành

Trong quá trình tháp hoạt động, bạn cần thường xuyên kiểm tra thiết bị. Như là:

  • Kiểm tra lượng nước đầu vào và đầu ra của tháp, cũng như dòng điện vận hành của động cơ.
  • Kiểm tra các thiết bị truyền động như động cơ và bộ giảm tốc xem đã đạt điều kiện kỹ thuật hay chưa. Nếu phát hiện lỗi thì bạn hãy lập tức sửa chữa ngay.

 

 

Chọn ngôn ngữ »