I. Vì sao cần bảo dưỡng thiết bị làm lạnh chất lỏng, dầu tưới nguội máy CNC
Tản nhiệt – Khi gia công sản phẩm dầu tưới nguội giúp làm mát khu vực cắt sinh nhiệt cao và liên tục. Ngăn chặn quá trình quá nhiệt của công cụ cắt và vật liệu cắt. Ngăn chặn biến dạng kéo dài tuổi thok công cụ và sản phẩm cuối.
Vì vậy cần làm mát dầu tưới nhằm hạn chế tối đa quá trình quá nhiệt của Hệ thống gia công CNC. Điều kiện dầu được làm lạnh là quan trọng nhất quyết định điều kiện vận hành của thiết bị. Nên các đơn vị sử dụng cần có kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị làm lạnh chất lỏng – dầu tưới nguội.
Tính hiệu quả kinh tế: Việc lập kế hoạch bảo dưỡng thiết bị làm lạnh giúp tiết giảm chi phí sửa chữa khi thiết bị gặp sự cố nghiêm trọng. Tăng tuổi thọ cho thiết bị. Giảm thiểu sự gián đoạn trong sản xuất – kinh doanh.
![]() |
CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG MÁY LÀM MÁT DẦU SOZO THỰC HIỆN |
![]() |
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC THIẾT BỊ GIẢI NHIỆT – LÀM LẠNH DẦU |
II. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ LÀM LẠNH CHẤT LỎNG
- Kiểm tra tình trạng hoạt động trước khi tiến hành bảo dưỡng:
- Kiểm tra nhiệt độ làm lạnh hiển thị so với nhiệt độ được đo bởi thiết bị đo chuyên dụng.
- Kiểm tra áp suất trong thiết bị Đạt/ Không đạt ngưỡng an toàn
- Kiểm tra tình trạng của ống đồng dẫn môi chất làm lạnh tuần hoàn: Hiện hữu những dấu hiệu bất thường hoặc rò rỉ, nứt vỡ.
- Tiến hành ngắt nguồn điện. Đây là bước quan trọng để đảm bảo quá trình bảo dưỡng được an toàn cho người thực hiện và thiết bị.
- Vệ sinh dàn ngưng tụ (giải nhiệt nóng):
- Vệ sinh tủ điện, bảng điện:Sử dụng cây lau mạch chuyên dụng vệ sinh sạch bụi bám trên bo mạch và các khí cụ trong hệ thống điện của thiết bị.Tháo dỡ công tắc tơ vệ sinh điện cực nhằm tăng tiếp xúc khi đóng – cắt.
Kiểm tra các cầu chì, relay. Vặn chặt các vị trí tiếp xúc tại các chân cầu đấu.
- Vệ sinh, Kiểm tra máy nén.Đo cách điện máy nén:Tháo rời các chân cắm cấp nguồn cho máy nén. Tiến hành đo cách điện bằng đồng hồ MEGA OM (Chú ý: Không để nguồn điện áp cao chạm chập vào các dây dẫn tiếp xúc với mạch điều khiển sẽ gây hỏng thiết bị).
Vệ sinh các chân điện cực máy nén. Kiểm tra các chân đế máy nén, nếu không chắc chắn cần phải siết lại bulong và thay thế cao su giảm chấn.
- Kiểm tra các khớp nối – giắc co kết nối với bình bay hơi (dàn lạnh). Nếu có hiện tượng rò rỉ sẽ phải thay thế giắc co và ống dẫn dầu.
- Vệ sinh quạt giải nhiệt dàn nóng: Tháo rời motor quạt khỏi thiết bị. Rút giắc kết nối nguồn của quạt. Vệ sinh sạch sẽ cánh quạt. Nếu có dấu hiệu cánh quạt chạy bị kêu cần bổ sung mỡ chuyên dùng cho động cơ quay.
- Vệ sinh Bình bay hơi (dàn lạnh):Sử dụng hóa chất chuyên dùng để vệ sinh dàn lạnh nhằm loại bỏ cặn trong kết tủa dưới đáy bình và giàn nhằm nâng cao hiệu suất giải nhiệt cho dầu.
- Lắp đặt và kết nối các thành phần có trong thiết bị:Khi việc bảo dưỡng hoàn tất ta sẽ lắp đặt lại quạt giải nhiệt và bọc lại bảo ôn cho ống hồi của thiết bị. Kiểm tra tình trạng bơm dầu từ bình chứa dầu đảm bảo đã điền đầy dầu vào bình ngưng. Đóng điện cho thiết bị vận hành và theo dõi áp suất làm việc của thiết bị.
- Nghiệm thu và bàn giao:Sau khi đóng điện và theo dõi căn chỉnh áp suất. Nếu cụm thiết bị không có báo lỗi phát sinh.Vận hành ổn định nhiệt độ dầu làm mát cho phôi sẽ tiến hành bàn giao cho khách hàng sử dụng.
![]() |